10 năm với những con số ấn tượng

(VEN) – Sau 10 năm triển khai (2006-2016), khuyến công Bình Phước đã có sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng, qua đó góp phần đáng kể thay đổi diện mạo ngành công nghiệp nông thôn (CNNT) của tỉnh.  

Thu hút vốn đối ứng

Theo số liệu từ Sở Công Thương Bình Phước, tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công giai đoạn này đạt trên 18,907 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia trên 5 tỷ đồng, khuyến công địa phương 13,841 tỷ đồng. Đáng chú ý, nguồn kinh phí này đã thu hút khoảng 113,7 tỷ đồng vốn đối ứng từ các đối tượng thụ hưởng.

Từ nguồn vốn hỗ trợ, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước (trung tâm) đã thực hiện 174 đề án khuyến công, 40 đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hàng loạt chương trình đã được triển khai như: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; nâng cao năng lực quản lý….

Đặc biệt, trung tâm đã hỗ trợ 53 cơ sở ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, 10 cơ sở xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật. Đây là nội dung chiếm phần lớn kinh phí hỗ trợ với 8,693 tỷ đồng, cũng là nội dung thu hút nhiều nhất vốn đối ứng.

Về nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TKNL), giai đoạn 2006-2016, trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động với tổng kinh phí thực hiện trên 8,775 tỷ đồng. Nội dung này cũng đã thu hút tới trên 58% nguồn vốn đối ứng từ các đối tượng thụ hưởng. Nhiều đề án thiết thực đã được triển khai và đạt hiệu quả tốt như: Tư vấn cho 14 trang trại chăn nuôi, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị cho 13 trang trại, hỗ trợ 6 trang trại xây dựng mô hình trình diễn sử dụng khí sinh học chạy máy phát điện….

Khuyến công Bình Phước cũng đã hỗ trợ tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nghề cho các cơ sở CNNT; tổ chức nhiều đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; hội nghị tập huấn chuyên đề phục vụ phát triển CNNT; tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, theo đó gần 100 sản phẩm đã được bình chọn và nhận nhiều hỗ trợ.

Theo đánh giá từ Sở Công Thương Bình Phước, nội dung khuyến công giai đoạn vừa qua đã được triển khai đồng bộ, đề án luôn gắn với nhu cầu thực tế của cơ sở. Các doanh nghiệp sau khi được hỗ trợ đã đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thêm thị trường. Thông qua hoạt động khuyến công, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như dệt thổ cẩm, gỗ mỹ nghệ… được duy trì và phát triển. Cơ sở sản xuất CNNT tăng cả về số lượng và chất lượng, từ đó thu hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Với sự hỗ trợ của chương trình khuyến công, giá trị sản xuất CNNT của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân tăng 16,36%/năm, chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. CNNT cũng đã khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, hàng hóa sản xuất ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt, Bình Phước đã huy động được nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện công tác khuyến công, TKNL.

Tiếp tục định hướng hỗ trợ sâu

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Bình Phước, việc xây dựng kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công quốc gia về hỗ trợ ứng dụng thiết bị máy móc và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Do công tác xây dựng kế hoạch được thực hiện vào tháng 6 của năm trước, trong khi đó các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, thường không có kế hoạch dài hạn nên dễ xảy ra biến động trong quá trình đầu tư.

Nguồn nhân lực làm công tác khuyến công cũng còn thiếu, chưa đáp ứng đủ so với thực tế, nhất là đối với các huyện vùng sâu vùng xa chưa có mạng lưới khuyến công viên.

Để khắc phục những khó khăn trên, trong thời gian tới, khuyến công Bình Phước tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ có sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh. Chủ động xây dựng các đề án mang tính đồng bộ và phối hợp với các chương trình khác. Đặc biệt ưu tiên đối với các xã xây dựng nông thôn mới, cơ sở CNNT ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở sản xuất ra sản phẩm có lợi thế, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, Nghị quyết của tỉnh về phát triển công nghiệp giai đoạn 2015-2020 ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến sâu nhằm mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Trước mắt, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến thực phẩm, cao su, trái cây để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. Để thực hiện mục tiêu này, Sở Công Thương sẽ đẩy mạnh hợp tác và tư vấn phát triển công nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT mở rộng thị trường; hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng thực hiện hiệu quả đề án; hoàn thiện các chính sách khuyến công theo hướng cải cách thủ tục hành chính và thực hiện phân cấp quản lý; lồng ghép khuyến công với các chương trình khác nhằm huy động thêm nguồn lực triển khai thực hiện.

Năm 2017, khuyến công Bình Phước được phê duyệt 25 đề án khuyến công, với tổng kinh phí thực hiện 3,65 tỷ đồng, trong đó xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là một trong những nội dung được ưu tiên thực hiện.

Việt Nga

Nguồn: kinhtevn.com.vn

2 thoughts on “10 năm với những con số ấn tượng

  1. ziatogel says:

    This is amazing, you’ve done an incredible job this time! Your hard work and creativity are truly inspiring of this piece. I felt compelled to express my thanks for sharing such awesome content with us. You are incredibly talented and dedicated. Keep up the incredible work! 🌟👏👍

  2. ziatogel says:

    Oh my goodness, you’ve really outdone yourself this time! Your effort and creativity are truly commendable of this piece. I felt compelled to express my thanks for creating such awesome content with us. Your talent and dedication are truly admirable. Keep up the excellent work! 🌟👏👍

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *