APEC 2022 mở cửa, kết nối và cân bằng

APEC 2022 sẽ không chỉ mang lại các cơ hội về đầu tư thương mại hoặc cơ hội thị trường, mà còn mở rộng đối với vai trò nước chủ nhà của Thái Lan, thông qua chủ đề “Mở cửa. Kết nối. Cân bằng” đánh dấu năm 2022 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Thái Lan sau khi ra mắt logo APEC 2022 mới đây, cho biết, Thái Lan sẽ thúc đẩy ý tưởng rằng APEC “mở cửa” cho tất cả mọi cơ hội, “kết nối” ở mọi khía cạnh và “cân bằng” về mọi lĩnh vực.

Kể từ khi APEC hình thành vào năm 1989, nhiều thay đổi đã diễn ra trên thế giới trong đó có việc chuyển từ thương mại song phương sang các hiệp định đa phương.

Khi Thái Lan là nước chủ nhà APEC vào năm 2003, chính phủ nước này tự tin về triển vọng kinh tế khi đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 1997 (năm 2003, nền kinh tế phát triển tốt, tăng trưởng 6,7%, theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan). Hơn nữa, Thái Lan đã trả xong nợ IMF và có rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết.

Tuy nhiên, vấn đề về FTA luôn được đặt ra kể từ khi APEC được thành lập. Vì vậy, các cuộc đàm phán về kết nối đa phương trong đầu tư thương mại chưa bao giờ đi xa từ mối quan tâm của APEC. Do sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra, APEC 2022 sẽ không như vậy nữa, vì phải xem xét thêm nhiều vấn đề khác. Trong bối cảnh ngày nay, sự gián đoạn kỹ thuật số và biến đổi khí hậu cũng đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Ý tưởng về tính bền vững, đổi mới và phát triển số hóa cũng là những chủ đề nóng. Chủ đề của APEC năm 2022 hàm ý rõ ràng rằng:

Đối với “mở cửa”, là về tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Các FTA sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh APEC. Ý tưởng về một FTA ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hay còn gọi là FTAAP, đã có từ năm 2010. Tuy nhiên, khái niệm này đã thay đổi nhiều trong 10 năm qua. Nếu nhìn vào thời điểm hiện tại, các hiệp định như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nâng cao tiêu chuẩn so với một thập kỷ trước. Hơn nữa, có nhiều ý kiến ​​hơn về các vấn đề FTA và nhiều nước cần điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn mới của FTA.

Vì vậy, với vai trò nước chủ nhà, Thái Lan đặt mục tiêu thảo luận về FTA và cách định hình lại FTA sau giai đoạn này mà tất cả các nền kinh tế đều đã nhận được các đòn tấn công từ Covid-19. Hơn nữa, nói về Khu vực Thương mại tự do ở châu Á Thái Bình Dương (FTAAP) ngày nay sẽ mang tính bao trùm hơn vì nó sẽ liên quan đến những người bị thiệt thòi, nông dân và chủ doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả trong đại dịch Covid-19.

“Kết nối” sẽ liên quan đến kết nối và sự phục hồi, đi lại và du lịch cũng như làm thế nào để làm cho cuộc sống của những người ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đi du lịch dễ dàng hơn, bao gồm cả trong kỷ nguyên Covid. Đề xuất tích hợp chứng chỉ Covid-19 sẽ được đưa vào chương trình nghị sự APEC.

Cuối cùng, ý tưởng về “cân bằng” là về cách quan tâm đến môi trường. Chìa khóa của khái niệm “cân bằng” là “trách nhiệm”, và đó sẽ là từ khóa mà Thái Lan thúc đẩy tại hội nghị thượng đỉnh. Trách nhiệm là từ duy nhất vì không thể có một xã hội bền vững hay xã hội xanh nếu đầu tư nhưng vẫn phát thải khí nhà kính hoặc phá hủy rừng.

Kể từ bây giờ, khi đầu tư phải đồng thời tính đến xanh hóa và giảm phát thải khí carbon monoxide. Đồng thời, quan tâm đến các đối tượng dễ bị thiệt thòi và tổn thương. Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2022 dự kiến sẽ gồm 5 – 10 tuyên bố được cung cấp cho lãnh đạo mỗi nước và điều này phản ánh thực tế rằng APEC là một khu vực kinh tế có trách nhiệm kinh doanh và thực hiện đầu tư trong đó môi trường, tính bền vững và hòa nhập xã hội là mối quan tâm hàng đầu.

Việt Dũng

Nguồn: kinhtevn.com.vn