Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, song với đà phục hồi của Tập đoàn Samsung và sự tăng trưởng mạnh của nhiều dự án trọng điểm trong các khu công nghiệp (KCN) tập trung, chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tăng trưởng.  

Tăng dần đều

Trong quý I/2020, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì đà tăng trưởng từ cuối năm 2019 nên giá trị đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi tháng đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Sang quý II, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá trị sản xuất công nghiệp giảm mạnh, bình quân mỗi tháng trong quý II/2020 chỉ đạt hơn 81 nghìn tỷ đồng.

Trước thực tế này, tỉnh Bắc Ninh đã quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì, phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN); tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn; giảm thuế, phí, lệ phí, thuế trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ước tính số thuế được gia hạn khoảng 2.440 tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm hơn 230 tỷ đồng. Qua đó, tạo điều kiện để sản xuất công nghiệp trong tỉnh tăng trưởng trở lại, từ đầu quý III/2020 bình quân mỗi tháng đạt hơn 120 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty Samsung điện tử – đơn vị chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp tỉnh đã có sự tăng trưởng doanh thu từ tháng 7, với kết quả đạt 1,484 tỷ USD, tháng 8 là 2,073 tỷ USD, tháng 9 hơn 2,5 tỷ USD. Riêng đối với Công ty Samsung màn hình, doanh thu xuất khẩu tháng 8 đã đạt gần 1,25 tỷ USD.

Cùng với đà phục hồi của Samsung, nhiều dự án trọng điểm trong các KCN đã tăng trưởng mạnh. Qua 9 tháng, trong các KCN tập trung có 175 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động đến nay là 1.000 dự án, mang lại giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 850 nghìn tỷ đồng. Các sản phẩm quan trọng đều có mức sản xuất tăng dần so với giữa năm như: Linh kiện điện tử, đồng hồ thông minh… Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tương ứng so với cùng kỳ từ 6,8 – 9,1%. Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong 9 tháng là 768,14 triệu USD.

Theo đánh giá của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các DN đã có tốc độ hồi phục sản xuất tương đối nhanh. Bên cạnh việc đàm phán để tiếp tục những đơn hàng còn dở do dịch bệnh phải dừng lại, các DN FDI linh hoạt tìm thêm đối tác từ những thị trường mới để tăng doanh thu, việc làm cho người lao động.

Hiện thực mục tiêu

Năm 2020, Bắc Ninh đặt mục tiêu, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.139,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2019; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 36 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu đạt 29 tỷ USD, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2019; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 68.500 tỷ đồng, tăng 12% so năm 2019. Riêng với các KCN phấn đấu thu hút khoảng 90 – 95 dự án thứ cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng đạt khoảng 1,1 tỷ USD.

Nếu đạt được các mục tiêu trên, Bắc Ninh tiếp tục là địa phương tạo ấn tượng bởi sức bật ngoạn mục trong phát triển công nghiệp, và là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển KCN. Bởi trước đó, năm 2019, Bắc Ninh xếp thứ nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 1.242 nghìn tỷ đồng; xếp thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu, đạt 35,05 tỷ USD; xếp thứ 6 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài…

Nhận định của chuyên gia, những kỳ vọng của Bắc Ninh hoàn toàn có cơ sở, khi hiện nay một số dự án trên địa bàn đang hoạt động tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô. Do đó, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh những tháng tiếp theo có triển vọng tăng trưởng, nhất là khối DN FDI.

Đặc biệt, những tín hiệu tốt từ Hiệp định EVFTA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực EU có tiềm năng và thế mạnh như: Công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; các dịch vụ ngân hàng, tài chính… mặt khác, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản.

Để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại, mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giai đoạn 1 (năm 2020), tập trung hoàn tất các công việc liên quan đến ban hành văn bản cần thiết để thực hiện Hiệp định EVFTA trên địa bàn tỉnh; đồng thời, yêu cầu các cơ quan xây dựng kế hoạch riêng của ngành trong việc triển khai thực hiện Hiệp định EVFTA. Giai đoạn 2 (năm 2021 – 2025), tiếp tục triển khai tuyên truyền việc ban hành sửa đổi các văn bản để thực thi EVFTA; kiểm tra, giám sát việc quán triệt về EVFTA ở các sở, ban, ngành trong tỉnh; đào tạo cho cán bộ, DN về EVFTA, có cơ chế đánh giá hiệu quả của việc tập huấn, đào tạo; xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của DN, các ngành hàng trong tỉnh, tập trung vào lĩnh vực tỉnh có thế mạnh.

Thanh Tâm

Nguồn: kinhtevn.com.vn

3 thoughts on “Bắc Ninh: Sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng

  1. ziatogel says:

    Wow, you’ve done an outstanding job this time! Your effort and dedication shine through in every aspect of this work. I simply had to thank you for producing such amazing work with us. Your talent and dedication are truly exceptional. Keep up the fantastic work! 🌟👏👍

  2. ziatogel says:

    Incredible, you’ve done an incredible job this time! Your commitment to excellence is evident in every aspect of this piece. I just had to take a moment to express my gratitude for producing such awesome content with us. You have an incredible talent and dedication. Keep up the awesome work! 🌟👏👍

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *