[Giải đáp] Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Ngày nay nhu cầu mua xe máy trả góp cũng khá phổ biến bởi không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để thanh toán hết trong một lần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn rằng mua xe trả góp có cần bằng lái không, bởi nhiều người chưa có thời gian để thi bằng. Vì vậy để giải đáp thắc mắc này, xin mời tham khảo thông tin sau đây.

Mua xe theo hình thức trả góp được nhiều người ưa chuộng.
Mua xe theo hình thức trả góp được nhiều người ưa chuộng.

Căn cứ pháp lý

Mua xe trả góp có cần bằng lái không cần xem xét căn cứ pháp lý sau:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Thông tư 15/2014/TT-BCA
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Công văn 8601/VPCP-CN 2017

Mua xe trả góp là gì?

Hiện nay chưa có quy định chính xác về việc mua xe trả góp. Tuy nhiên nhìn chung đây là hình thức mua trả chậm, trả dần theo Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015:

Theo quy định thì mua trả góp xe có thể hiểu là một hình thức các bên thỏa thuận. Bên mua được nhận xe trả góp đồng thời được phép trả dần số tiền trong một thời hạn nhất định. Còn bên bán vẫn có quyền sở hữu đối với chiếc xe tới tận khi bên mua trả đủ tiền. Mặt khác, nếu như hai bên có thỏa thuận riêng thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.

Hình thức mua xe trả góp cũng được nhiều người ưa chuộng.
Hình thức mua xe trả góp cũng được nhiều người ưa chuộng.

Khoản 2 Điều 453 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, việc mua trả chậm hay trả dần phải được lập thành văn bản. Vì vậy nếu muốn mua xe trả góp thì các bên phải lập hợp đồng trả góp bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng trả góp cũng sẽ phải đề cập đến những nội dung sau, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác:

– Bên mua sẽ có quyền sử dụng chiếc xe trả góp đó.

– Bên mua cũng phải chịu rủi ro suốt thời gian sử dụng chiếc xe trả góp.

Điều kiện mua xe trả góp

Vì việc mua xe trả góp là hình thức phải trả dần tiền trong khoảng thời gian nhất định. Do đó điều kiện bắt buộc để được mua xe trả góp chính là người mua phải đảm bảo trả tiền mua đúng hạn. Việc đảm bảo này sẽ được thể hiện qua các điều kiện như sau:

– Có tài sản thế chấp hoặc là có thể thế chấp bằng chính chiếc xe trả góp đó.

– Chứng minh được bản thân mình có khả năng để trả nợ: Hợp đồng lao động, bảng lương, tài sản có giá trị như nhà đất, ô tô, xe máy khác…

– Có giấy tờ chứng minh: CMND/CCCD/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu…

Thủ tục mua xe trả góp

Theo chia sẻ, để mua xe trả góp không quá phức tạp và đang ngày càng được đơn giản hoá. Quy trình mua xe trả góp bao gồm có 5 bước như sau:

Bước 1: Chọn đơn vị mua trả góp uy tín

Người mua nên tham khảo chiếc xe mình mong muốn rồi lựa chọn một đơn vị tài chính uy tín để sử dụng dịch vụ trả góp. Nhân viên tín dụng của ngân hàng hoặc là tổ chức tài chính sẽ giới thiệu các gói vay, hình thức cũng như tính toán số tiền phải trả theo từng kỳ hạn.

Các thủ tục mua xe trả góp được đánh giá là khá nhanh chóng, dễ dàng.
Các thủ tục mua xe trả góp được đánh giá là khá nhanh chóng, dễ dàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ để mua xe trả góp sẽ gồm một số giấy tờ như: Đơn xin vay vốn & phương án trả lãi do tổ chức tài chính cung cấp; CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,…; bảng lương, hợp đồng lao động,… với cá nhân. Với doanh nghiệp sẽ cần: đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, bảng chia lợi nhuận,…

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Khi khách hàng gửi hồ sơ thì bên tổ chức tài chính cho vay sẽ cần thẩm định và xác minh tính chính xác. Trường hợp đủ điều kiện, đơn vị duyệt hồ sơ sau đó thông báo bảo lãnh khoản vay. Tiếp đó là nộp bảo lãnh cùng số tiền đối ứng cho đại lý bán xe.

Bước 4: Đăng ký xe

Sau khi bạn nhận được khoản tiền, đại lý sẽ xuất hoá đơn và gửi hồ sơ cho người mua để đăng ký xe hoặc là có dịch vụ đăng ký hộ.

Bước 5: Ký hợp đồng cùng với tổ chức tài chính cho vay

Khi có được biển số xe và bản gốc giấy đăng ký xe, bên mua sẽ cần đến tổ chức tài chính để ký kết hợp đồng tín dụng. Đơn vị này thu hồi lại giấy tờ xe gốc đồng thời cấp bản sao cho người mua. Lúc này người mua đã có thể đến nhận xe cũng như bắt đầu đưa vào sử dụng.

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Điều 7 Thông tư 15/2014/TT-BCA đã quy định rằng hồ sơ đăng ký xe gồm: Giấy khai đăng ký xe; Giấy tờ của chủ xe và Giấy tờ của xe. Trong đó chủ xe là người Việt Nam sẽ phải xuất trình một trong những giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân: Là trường hợp chưa được cấp CMND hoặc nơi đăng ký thường trú trong CMND không đúng với nơi đăng ký thường trú trong giấy khai đăng ký xe, khi đó xuất trình Sổ hộ khẩu.

– Giấy giới thiệu từ thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác và kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh QĐND theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Với trường hợp không có Giấy chứng minh CAND, Giấy chứng minh QĐND thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan và đơn vị công tác.

– Thẻ học viên, sinh viên theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên tại trường cao đẳng, trung cấp, đại học, học viện; Giấy giới thiệu của nhà trường.

Từ đó, người xe người đó có quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản cá nhân. Hơn nữa pháp luật cũng không quy định độ tuổi cụ thể để đứng tên trên đăng ký xe. Do đó, mua xe trả góp sẽ không cần phải có bằng lái.

Mua xe trả góp không cần giấy phép lái xe.
Mua xe trả góp không cần giấy phép lái xe.

Mua xe trả góp có được giữ giấy đăng ký xe bản gốc không?

Nếu mua xe trả góp, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ giữ bản chính của Giấy đăng ký phương tiện giao thông. Điều này nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự cho việc thế chấp phương tiện. Theo khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người lái xe được sử dụng bản sao chứng thực đăng ký xe cùng bản gốc biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực. Mục đích là thay thế cho bản chính giấy đăng ký xe suốt thời gian ngân hàng giữ bản chính giấy tờ này.

Điều 1 Công văn 8601/VPCP-CN 2017 cũng quy định trường hợp mua trả góp có thể sử dụng bản sao Giấy chứng thực đăng ký phương tiện giao thông cùng với bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng để xuất trình cho trường hợp cần thiết.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã cập nhật câu trả lời cho vấn đề mua xe trả góp có cần bằng lái không? Cùng với đó là quy trình mua xe trả góp nhanh chóng và uy tín nhất tới bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp bạn có được quyết định đúng đắn!