Thực tế hiện nay, trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng có thể thấy rằng nợ xấu là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, nợ xấu còn được chia thành từng nhóm khác nhau, khiến nhiều người gặp khó khăn khi tìm hiểu. Do đó với những chia sẻ của kinhtevn.com.vn hôm nay, hãy tìm hiểu kỹ hơn nhóm nợ là gì? Phân loại nhóm nợ ra sao? Đâu là nhóm nợ có thể vay trực tiếp và nhóm nào không thể nhé!
Nhóm nợ là gì?
Nhóm nợ được hiểu đơn giản là khoản nợ thuộc nhóm khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán theo cam kết trong hợp đồng. Cụ thể là nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì sẽ bị coi là nợ xấu và xếp vào 1-5 nhóm trong điều quản quy định.
Cách phân loại nhóm nợ hiện nay
Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, Ngân hàng nhà nước phân loại nhóm nợ tổng cộng được chia thành 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Là nhóm nợ có khả năng trả nợ cao nhất, khi khoản nợ của các nhóm chưa đến hạn thanh toán. Điều kiện kinh tế của các bên nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.
Trường hợp bên nợ thanh toán quá hạn dưới 10 ngày vậy nhưng được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả lãi quá hạn, nợ gốc cũng được phân loại là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Là nhóm nợ chậm thanh toán khoản nợ đến 90 ngày theo hợp đồng tín dụng. Hoặc khoản nợ của nhóm đã được tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm nợ này sẽ nghiêm trọng hơn cho thấy mức độ trễ hạn của khoản nợ, gồm:
- Khoản nợ bị quá hạn từ 91 ngày cho tới 180 ngày.
- Khoản nợ được cấu lại trong thời hạn trả nợ lần đầu, quá hạn dưới 30 ngày trong thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. Thậm chí là nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nợ được miễn hoặc giảm phần lãi bởi không đủ khả năng trả lãi đầy đủ của người vay nợ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Nhóm 4 nợ nghi ngờ gồm các loại nợ khác bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày tới 360 ngày hoặc nợ cơ cấu lại trong thời hạn trả nợ lần đầu đã quá hạn từ 30 -90 ngày trong thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Nợ cơ cấu lại trong hạn trả nợ lần thứ hai đã quá hạn dưới mức 30 ngày theo thời gian trả nợ cơ cấu lại lần thứ hai.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu này được cảnh báo là một loại nợ sẽ có khả năng mất vốn rất cao, quá hạn trên 360 ngày. Nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên, lần thứ hai quá hạn dưới từ 30 ngày trở lên.
Lưu ý: Nợ xấu ngân hàng sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5 vì người vay thuộc vào ba nhóm trên cho thấy khả năng trả nợ hay tỉ lệ thu hồi vốn rất khó.
Phân loại nhóm nợ nào được vay tiếp? Nhóm nào không?
Khi đã tìm hiểu phân loại nhóm nợ xong, hãy tiếp tục khám phá nhóm nợ nào được phép vay tiếp và nhóm nào không?
Nhóm nợ có rủi ro thấp
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định, nhóm nợ có rủi ro thấp là:
– Với khoản nợ quá hạn thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn, kể cả nhóm 1 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
– Với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ rủi ro thấp hơn, kể cả nhóm 1 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Điều kiện: Trả đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn và nợ gốc, lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 3 tháng với nợ trung hạn, dài hạn, 1 tháng với nợ ngắn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn.
Nhóm nợ có rủi ro cao
Khoản nợ phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong với trường hợp sau:
– Chỉ tiêu về khả năng sinh lời, thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục trong 3 tháng kể từ lần đánh giá, phân loại nợ liên tục.
– Người vay không cung cấp đầy đủ, trung thực theo yêu cầu để đánh giá khả năng trả nợ.
– Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định. Khoản này từ 1 năm trở lên và không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp.
Phân loại nhóm nợ của mỗi khách hàng được lưu trữ ở đâu?
Thông tin nhóm nợ không chỉ được lưu giữ ở các ngân hàng, đơn vị cho vay. Thậm chí còn được tổng hợp đưa tới hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam)
Các đơn vị cho vay bao gồm ngân hàng, công ty tài chính chuyển hồ sơ vay lên CIC. Bên CIC lưu giữ hồ sơ đánh giá, phân loại nợ xấu trên hệ thống tới khi bên cho vay nào đó muốn đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay thì sẽ yêu cầu từ CIC.
Cách kiểm tra nhóm nợ chính xác nhất
Hiện nay có 3 cách đơn giản nhất để kiểm tra nhóm nợ chính xác lại nhanh chóng. Cụ thể:
- Cách 1: Nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra: Là cách dành cho ai có người quen, người thân làm ở ngân hàng.
- Cách 2: Nhờ nhân viên tài chính kiểm tra: Chỉ có nhân viên làm ở công ty tài chính lớn mới có thể kiểm tra được trên CIC, vậy nhưng mọi người sẽ mất phí kiểm tra lịch sử nợ xấu.
- Cách 3: Kiểm tra trực tiếp trên hệ thống CIC khi tải app về điện thoại hoặc đăng ký tài khoản trên website, sau đó dùng tài khoản đó để kiểm tra. Nhưng với cá nhân kiểm tra thì chỉ kiểm tra được thông tin sơ bộ hiện tại còn các năm về trước không thể tra được.
Bao lâu thì nhóm nợ sẽ được xóa?
Có nhiều trường hợp muốn xóa nợ xấu trên hệ thống kiểm tra CIC. Tuy nhiên, nhóm nợ xấu của bạn chỉ có thể bị xóa khi: Đã trả hết nợ gốc + lãi + lãi quá hạn cho bên ngân hàng, bên vay nợ. Bởi nếu không trả nợ thì nợ xấu còn mãi trên hệ thống, để càng lâu thì việc xóa nợ xấu càng mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên ngân hàng vẫn sẽ cân nhắc cho vay khi bạn có nợ xấu đã thanh toán:
+ Nợ dưới 10 ngày thì sẽ được ưu tiên cân nhắc cho vay vốn ngay.
+ Nợ xấu nhóm 2 thì sau 1 năm mới được vay vốn.
+ Nợ xấu nhóm 3,4,5 thì thường sau 5 năm mới có khả năng xóa được lịch sử nợ xấu.
Cách xóa nhóm nợ nhanh nhất
Để xóa nhóm nợ xấu, bạn cần xem xét mình thuộc trường hợp nào dưới đây:
Nợ xấu do lỗi chậm trả nợ: Đến đơn vị tài chính tra cứu thông tin và thanh toán khoản vay, lưu lại thông tin về thời gian và biên lai. Sau 1 tháng liên hệ lại với CIC xem khoản vay đã được xóa chưa.
Nợ xấu do lỗi của ngân hàng/tổ chức tài chính hoặc của trung tâm CIC: Lên trung tâm CIC kiểm tra xem nợ xấu thuộc nhóm mấy, sau đó làm và gửi giấy tờ gửi tới CIC hoặc ngân hàng khiếu nại. Nhận kết quả và kiểm tra lại tình trạng khoản vay nợ xấu tại website của CIC.
Lưu ý: Các trường hợp nợ xấu nhóm 2 sẽ lưu trữ trong vòng 12 tháng, còn nhóm 3,4,5 sẽ bị lưu trữ trong vòng 5 năm kể từ ngày hoàn thành thanh toán.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về nhóm nợ và cách phân loại nhóm nợ hiện nay. Hy vọng từ đó bạn sẽ biết nhóm nợ nào được vay trực tiếp và nhóm nào không nhé!