Cách nuôi rùa – Hướng dẫn cách nuôi rùa cảnh tại nhà, tạo niềm vui cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Rùa là loài động vật hiền lành và dễ nuôi, tuy nhiên cần phải biết cách chăm sóc để đảm bảo sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Cùng kinhtevn.com.vn tìm hiểu cách nuôi rùa đơn giản và chi tiết tại bài viết này nhé!
Cách nuôi rùa đơn giản tại nhà
Cách nuôi rùa đơn giản tại nhà và những lưu ý bạn cần biết:
Lưu ý về chuồng nuôi rùa trong nhà
Đối với những giống rùa nước, bạn nên lựa chọn các loại bể lớn hoặc có thể sử dụng bể cá cảnh để nuôi. Vì rùa có khả năng hoạt động nhiều, nên bể nuôi lớn sẽ giúp chúng di chuyển thoải mái hơn.
Bể nuôi rùa tốt nhất nên có chiều dài trên 60cm. Mặc dù nhìn bên ngoài rùa có kích thước khá nhỏ, nhưng chúng cần nơi rộng lớn để có đủ không gian di chuyển.
Khi nuôi tất cả các giống rùa cảnh tại nhà, bạn cần cung cấp ánh sáng mặt trời để chúng phát triển. Chính vì thế, nơi đặt chuồng thích hợp nhất là hướng nam, có thể đặt ở ngoài ban công hoặc trong phòng.
Bể nuôi rùa không cần quá nhiều nước, chỉ cần ngập qua phần mai rùa là được. Thiết kế nơi phơi nắng để chúng có thể bò lên phơi nắng. Ngoài ra, trang trí thêm những tảng đá, gỗ lũa, giá,… cho chúng bò lên, ẩn nấp và vui chơi.
Lưu ý về thức ăn cho rùa
Thức ăn cho rùa được phân theo từng chủng loại, chúng có thể ăn ở dưới nước và cả trên bờ. Vì vậy, khi cho rùa ăn, bạn có thể thả thức ăn trực tiếp vào nước hoặc để trên bờ, nơi rùa có thể leo lên được. Trường hợp cho rùa ăn tôm, nên loại bỏ phần đầu và gai, rồi cho tôm trực tiếp vào bể.
Rùa cảnh thường là động vật ăn tạp, chúng thích ăn thịt hơn là thực vật. Và khi rùa ăn thịt, khả năng phát triển của chúng cũng tốt hơn. Thức ăn chủ yếu của rùa là: Cá, tôm, giun các loại, ốc sên, côn trùng, thịt, nội tạng động vật, chuối, dưa chuột,…
Nhiệt độ tốt nhất để rùa phát triển là 25-30 độ C. Lưu ý, khi nhiệt độ thấp xuống hơn 20 độ C nên hạn chế cho rùa ăn, vì dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, lâu dần gây ra các bệnh về dạ dày và tiêu hóa ở rùa.
Những điều cần biết về chế độ ngủ cho rùa
Rùa có đặc điểm ngủ đông ở một giai đoạn nhất định, thông thường sẽ ngủ đông khi nhiệt độ của môi trường xuống thấp hơn 12 độ C. Lúc này, bạn nên đưa chúng đến những nơi khô ráo, ít ánh sáng và yên tĩnh. Để duy trì thời gian ngủ đông của rùa, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ cân bằng từ 8 đến 12 độ C.
Khi rùa ngủ đông, tuyệt đối không đưa chúng ra phơi nắng, vì khi phơi nắng chúng sẽ bị đánh thức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của rùa và những con rùa sức yếu có thể sẽ không sống được hết mùa đông.
Vào những ngày nắng gắt, không nên để chúng phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Và hồ nuôi trong nhà nên che chắn cẩn thận, nhiệt độ không quá 37 độ C. Nên trồng một số loại cây để tránh nóng cho rùa.
Cách chăm sóc sức khỏe cho rùa
Dọn vệ sinh bể, khử trùng để tránh vi khuẩn, vi sinh vật có hại trước khi thả rùa vào. Hòa một ít muối ăn vào nước trong hồ để đảm bảo. Sau khi mua rùa về nên cho chúng nghỉ ngơi và làm quen với môi trường mới trước. Trong 3 ngày đầu không nên cho ăn, để rùa làm sạch dạ dày và góp phần giúp chúng thích nghi với môi trường mới.
Lưu ý: Nước nuôi rùa cần phơi nắng trước ít nhất 2 ngày mới có thể sử dụng, thay nước sau 2 đến 3 ngày.
Hướng dẫn cách lựa chọn mua rùa con
Khi mua rùa con, không nên mua những con quá nhỏ vì chúng yếu và dễ chết. Tuy nhiên, nếu bạn đã mua rùa nhỏ rồi, bạn có thể tham khảo những mẹo dưới đây, để đảm bảo chăm sóc đúng cách cho những chú rùa nhỏ của mình nhé:
- Không nên cho rùa con ăn thức ăn sống.
- Bạn có thể dùng tăm để cho chúng ăn thịt nạc, lượng thức ăn tầm một hạt gạo là đủ. Mỗi ngày nên cho chúng ăn 3 đến 4 lần.
Khi rùa con lớn hơn một ít, bạn có thể tập cho chúng ăn một ít cá sống và tôm nhỏ. Những thực phẩm này sẽ bổ sung canxi và tăng cường sức đề kháng cho rùa.
Kết luận
Hiện nay, việc lựa chọn rùa làm thú cưng nuôi trong nhà, trang trí cho bể cá,… ngày càng phổ biến. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình cách nuôi rùa dễ dàng và đảm bảo sức khỏe cho chúng, hãy tham khảo bài viết trên để có thêm kiến thức và thông tin nhé!