Cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật và năng suất cao

Cách trồng dưa lê như thế nào để cây cho năng suất cao là mối quan tâm của rất nhiều người. Ai cũng biết rằng dưa lê là loại quả rất giàu dinh dưỡng, có tính thanh mát. Đồng thời, dưa lê với hương vị dịu nhẹ cũng là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, dưa lê cũng là một trong những loại quả rất nhạy cảm với môi trường sống. Do đó, cách trồng dưa lê như thế nào đúng kỹ thuật để cây cho năng suất cao? Cùng kinhtevn.com.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến dưa lê và cách trồng ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật cho năng suất cao
Tìm hiểu cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật cho năng suất cao

Cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật chi tiết

Cách trồng dưa lê đúng kỹ thuật bao gồm 3 bước chính tương ứng với từng giai đoạn phát triển của cây. Dưới đây là thông tin chi tiết:

Hướng dẫn chi tiết cách ngâm ủ, ươm hạt dưa lê

Ngâm ủ và ươm hạt dưa lê là công đoạn quan trọng trong cách trồng dưa lê cho năng suất cao. Bạn nên ngâm hạt dưa lê trong nước sạch khoảng 2 – 3 giờ ở nhiệt độ từ 28 đến 33 độ C. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi để cây tăng tỷ lệ nảy mầm. 

Sau đó, bạn lấy hạt ra và ủ trong khăn ẩm trong khoảng 24 đến 36 tiếng để hạt nảy mầm.

Đối với việc ươm cây, bạn cần ươm cây trong khay khoảng 12 ngày. Đến khi cây xuất hiện lá thật thứ hai thì bạn có thể bắt đầu những bước tiếp theo.

Hướng dẫn chi tiết cách làm đất và lên luống

Đối với việc làm đất trồng cây dưa lê, đất trồng tốt nhất để cây dưa lê phát triển tươi tốt nhất là đất ruộng hoặc đất đã từng trồng cà phê, ớt, bí, dưa,…Để xử lý đất trồng, bạn cần rải vôi với khoảng 30 – 40kg/ sào để khử chua và rửa mặn cho đất thật tốt. Hoặc bạn cũng có thể dùng chế phẩm sinh học diệt nấm Trichoderma để xử lý đất, tránh nấm bệnh khi trồng dưa lê.

Sau khi đã xử lý đất xong, bạn tiến hành lên luống ruộng rộng từ khoảng 1,8m đến 2m cả rãnh. Chiều cao luống ở mức từ 25 – 30cm với rãnh rộng từ 30 – 35cm.

Cuối cùng, bạn vung luống theo chiều dài thoải dần về 2 rìa. Sau đó, bạn phủ bạt để phòng tránh côn trùng và hạn chế cỏ dại, đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho đất.

Lưu ý về mật độ và khoảng cách trồng dưa lê

Về mật độ và khoảng cách trồng dưa lê, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây ở mức khoảng 50cm và khoảng cách giữa các hàng là khoảng 1,5m.

Trường hợp bạn trồng dưa lê và cho cây bò trên mặt đất thì khoảng cách giữa các cây nên duy trì ở mức khoảng 50cm và khoảng cách giữa các hàng khoảng 4m.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc dưa lê

Đây là công đoạn cuối nhưng không kém phần quan trọng trong kỹ thuật trồng dưa lê, bạn cần phải cẩn thận và thường xuyên theo dõi cây để bón phân cũng như chữa trị sâu bệnh sao cho kịp thời.

Chi tiết cách bón phân

Liều lượng phân bón được chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ tương ứng với 1 sào dưa lê. Bao gồm: 300kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế (30kg), kết hợp với 7 – 8 kg urê, 10 – 12kg kale và 25 – 30 kg supe lân. Tất cả được chia thành 4 đợt bón như sau:

Bón lót: Dùng toàn bộ phân chuồng + 3kg ure + 3kg kali. Rạch 1 đường thẳng song song cách gốc dưa khoảng 20cm và bón vào rãnh vừa rạch.

Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 15 0 20 ngày, bón phân kết hợp với vun xới đất với liều lượng 2kg ure + 2kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi hoa cái dưa lê nỡ, bón thêm 2kg ure + 2kg kali.

Bón thúc lần 3: Sau khi trồng 40 – 45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.

Lưu ý: Trước khi bón thúc đợt 1, bạn có thể tưới thử để cho cây con không bị xót phân với liều lượng 0,5kg ure + 1kg supe lân + phun phan vi lượng qua lá. Để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, bạn nên dùng loại phân chuyên dùng cho dưa lê để đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng phù hợp và kịp thời.

Chi tiết cách phòng trừ sâu bệnh

Về cách phòng trừ sâu bệnh thì cũng giống như các loại cây khác. Trong suốt quá trình trồng dưa lê, bạn cần phòng ngừa và chữa trị tình trạng sâu bệnh cho cây bằng các cách sau:

  • Đối với bọ trĩ gây hại, bạn nên dùng Phun Tau – Fluvalinate 25% Ec (Marvik) với nồng độ ở mức 3.000 hoặc Bendiocard 50% WP (Garvox, Multamet).
  • Đối với bệnh thối gốc ở rễ, bạn nên bón vôi luân canh với cây trồng. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với phun phòng bệnh định kỳ cho dưa lê bằng Ridomil hoặc Topsin.
  • Đối với bệnh sương mai, bạn cần luân phiên phun thuốc cho cây định kỳ 5 – 7 lần/ tuần với Metitran 80% nồng độ 500 hoặc Ridomil MZ nồng độ 400.
  • Đối với bệnh phấn trắng, bạn cần phun thuốc cho cây khi phát hiện dấu hiệu. Dùng các loại thuốc chuyên trị như Topsin 0,1%, Benlate 0,01% hoặc Anvil.
  • Đối với bệnh thán thư, bạn cần phun Antrcol 70Wp , Zineb định kỳ 7 – 10 ngày/lần khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh.
  • Đối với bệnh lá chết chậm, bạn cần phun Propiconazole + Zineb, Hexaconazole + Difenoconazole,… để cây nhanh chóng hồi phục.
Phòng trừ sâu bệnh là một trong những công đoạn rất quan trọng của việc trồng dưa lê
Phòng trừ sâu bệnh là một trong những công đoạn rất quan trọng của việc trồng dưa lê

Chi tiết cách bấm ngọn dưa lê

Bên cạnh cách trồng dưa lê và cách phòng những bệnh phổ biến, bạn cũng nên biết cách bấm ngọn dưa lê. 

Khi thân chính của cây mọc được khoảng 5 – 6 lá thì bạn bấm ngọn để các nhánh cấp 1 được sinh trưởng.

Khi các nhánh cấp 1 được khoảng 5 – 6 lá thì bạn bấm ngọn tiếp để các nhánh cấp 2 được sinh trưởng.

Khi các nhánh cấp 2 được khoảng 5 – 6 lá thì bạn bấm ngọn để các nhánh cấp 3 được sinh trưởng. 

Sau quá trình bấm ngọn như trên, 1 cây dưa lê có khoảng 72 bông hoa khả năng cao chúng đã có thể cho trái. Khi đó, bạn nên cân nhắc và đong đếm, chỉ để lại khoảng 6 đến 14 trái để cây có đủ dinh dưỡng phát triển đều. 

Trong trường hợp môi trường có gió to, tránh trường hợp cây bị gió lật thì bạn nên dùng ghim tre để cố định cây dưa lê.

Kết luận

Tóm lại, trên đây là cách trồng dưa lê đơn giản và khá dễ thực hiện. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tự trồng dưa lê mang lại hiệu quả và năng suất cao. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn, theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin trồng cây thú vị nhé!