Cách trồng khổ qua như thế nào để cây khỏe mạnh, ít bệnh tật và cho trái nhiều? Chắc hẳn đây là thông tin ai cũng nên biết nếu bạn có ý định trồng cây khổ qua tại nhà. Ai cũng biết rằng khổ qua là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Không ít người muốn trồng khổ qua tại nhà để tiết kiệm chi phí và có nguồn thực phẩm tươi sạch hơn. Nếu bạn đang có ý định trồng khổ qua tại nhà và chưa biết cách trồng, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của kinhtevn.com.vn nhé!
Hướng dẫn cách trồng khổ qua từ hạt
Cách trồng khổ qua được áp dụng phổ biến nhất là trồng khổ qua từ hạt. Có một số yếu tố đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến kết quả trồng cây khổ qua đó là khí hậu, diện tích và ánh sáng. Nếu nhà bạn không đủ diện tích sân vườn để trồng khổ qua thì đừng lo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng khổ qua trong chậu nhé.
Nếu trồng khổ qua từ hạt, hạt giống sẽ cần 8 – 10 ngày để nảy mầm. Cây nên được đặt ở nơi có ánh sáng dồi dào, điều kiện nhiệt độ từ 15 – 20 độ C là thích hợp nhất. Cây khổ qua bình thường sẽ mất từ 55 đến 60 ngày để trưởng thành.
Chuẩn bị trước khi trồng khổ qua
Phần chuẩn bị là một trong những phần cực kỳ quan trọng trước khi tìm hiểu cách trồng khổ qua. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị hạt giống khổ qua: bạn có thể mua các gói hạt giống từ cửa hàng hoặc tận dụng hạt khổ qua trong các lõi của những trái khổ qua đã chín vàng. Sau khi đã có hạt giống, bạn tiến hành ngâm giống với nước ấm trong vòng 6 – 8 tiếng và ủ qua đêm trong khăn ẩm. Bạn theo dõi hạt giống cho đến khi hạt đã tách vỏ, lúc này, hạt giống đã sẵn sàng để gieo trồng.
- Chuẩn bị đất trồng: đất trồng khổ qua bạn có thể cho thêm phân chuồng hoặc phân trộn cũ. Đất trồng cần đảm bảo tính thoát nước tốt. Trường hợp bạn trồng khổ qua trên mặt đất thì bạn cần phủ thêm một lớp mùn đất để tránh trường hợp khổ qua bị ẩm, bị bẩn trên đất.
- Chuẩn bị thùng xốp hoặc chậu trồng: bạn cần đảm bảo dụng cụ trồng khổ qua có thể chứa từ 15 – 18kg đất. Mỗi thùng hoặc chậu chỉ nên trồng 1 cây để chừa không gian làm thêm giàn leo cho cây khổ qua.
Các bước trồng khổ qua từ hạt
Sau khi đã xong công đoạn chuẩn bị, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách trồng khổ qua từ hạt:
- Bước 1: Hạt giống sau khi đã chuẩn bị và ngâm qua đêm, để ráo đến khi hạt tách vỏ, bạn tiến hành gieo hạt vào đất ươm. Bạn nên gieo hạt giống khổ qua sâu tầm 2cm cách mặt đất để đảm bảo hạt được che phủ hoàn toàn, tránh tối đa các tác động bên ngoài.
- Bước 2: Bạn cần tưới nước mỗi ngày 1 lần để cung cấp ẩm cho hạt nhanh chóng nảy mầm. Sau khoảng 5 – 7 ngày, cây sẽ nảy mầm và ra lá con trong điều kiện đủ ẩm.
- Bước 3: Sau khi cây nảy mầm, phát triển đạt chiều cao từ 25 – 30cm và đã có cuốn cây, bạn cần chuẩn bị một giàn leo để dây cuốn bám vào và phát triển thành cách nhánh cây leo. Giàn leo phổ biến nhất thường được làm bằng tre hoặc lưới. Ở giai đoạn này, bạn nên tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày để cung cấp đủ ẩm, cây khỏe mạnh và lá xanh tốt.
- Bước 4: Sau khoảng 2 tháng gieo trồng, cây khổ qua giờ đây đã có thể thụ phấn và những lứa quả đầu tiên ra đời. Giai đoạn này, bạn duy trì tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần và theo dõi để cây không bị úng. Sau khi lứa quả đầu tiên đã được thu hoạch, cứ cách 2 – 3 ngày bạn lại thu hoạch tiếp lứa tiếp theo.
- Bước 5: Một trong những bước rất quan trọng giúp cây khổ qua ra nhiều quả hơn đó là bạn nên tỉa bớt các cành cây và chỉ để lại 5 – 6 cành chính. việc làm này sẽ giúp cây tập trung vào việc nuôi hoa và quả.
Lưu ý khi trồng khổ qua từ hạt
Sau khi đã biết cách trồng khổ qua, bạn đã có thể tiến hành trồng cây ngay. Tuy nhiên, để có một cây khổ qua khỏe mạnh và sai trái, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ độ ẩm cho cây trong suốt quá trình từ khi gieo hạt đến khi cây cho trái. Vì đa số khổ qua sẽ được trồng trong thời tiết khô nóng nên tưới nước cấp ẩm cho cây là việc vô cùng cần thiết.
- Việc làm giàn cho cây có thể bỏ qua, tuy nhiên nếu bạn muốn cây tránh bị những bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm và dễ thu hoạch thì nên làm giàn để cây leo lên.
- Theo dõi thường xuyên quá trình phát triển của cây để kịp thời phát hiện và phòng chống sâu hại hay côn trùng gây bệnh.
Kết luận
Tóm lại, trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách trồng khổ qua và những lưu ý khi trồng loại cây này. Việc trồng khổ qua không làm mất quá nhiều thời gian cũng như không gian sống. Tuy nhiên, lợi ích của việc trồng cây khổ qua là rất nhiều. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách trồng cây khổ qua như thế nào để mang lại hiệu quả cao rồi. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin thú vị nhé!