Cách trồng thanh long và cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều mà hầu hết các nhà vườn quan tâm. Cây thanh long là một trong những loại cây ăn quả được mọi người biết đến rộng rãi, trong quả có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và mang lại giá trị kinh tế. Để đảm bảo cây thanh long mang mang lại năng suất cao và chất lượng tốt, mọi người nên thực hiện cách trồng thanh long và cách chăm sóc sau đây của kinhtevn.com.vn.

Cách trồng thanh long đúng kỹ thuật
Cách trồng thanh long đúng kỹ thuật trước tiên cần chuẩn bị những nguyên liệu gì, thực hiện các bước ra sao và trong quá trình trồng cần lưu ý những vấn đề gì,… cùng giải đáp những câu hỏi trên ngay bài viết này nhé!
Hiện nay, mọi người được biết đến giống thanh long với 2 loại đó là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Tùy vào nhu cầu và mong muốn của người nông dân sẽ lựa chọn giống thanh long phù hợp để trồng.
Để trồng cây thanh long, bạn có thể mua sẵn cây ở vực giống hoặc trồng cây từ cành cây mẹ. Tuy nhiên, phương pháp trồng thanh long từ cây mẹ được sử dụng phổ biến hơn, với phương pháp này nên lựa chọn các cành cây đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 năm tuổi, đã cho trái, khỏe mạnh, không sâu bệnh… để cây có thể phát triển tốt nhất.
Chuẩn bị đất trồng thanh long
Cây thanh long có khả năng sinh sống ở hầu hết tất cả các loại đất như đất khô cằn, đất xám bạc màu, đất cát, đất phèn,… Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển tốt nhất của cây, mọi người nên lựa chọn các loại đất có độ tơi xốp, thông thoáng, khả năng hút nước tốt, đất phèn nhẹ, đất không nhiễm mặn hoặc đất có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Lưu ý, trước khi trồng cây thanh long, đất cần cày bừa, xới kỹ trong mùa nắng, phơi đất và loại trừ cỏ dại.
Mật độ hợp lý khi trồng thanh long
Cây thanh long là giống cây ưa nắng, vì vậy nên trồng cách khoảng với nhau. Mật độ từ 700-1000 trụ/ha tương ứng với khoảng cách tầm 3m x 3m là khoảng cách trồng thích hợp để đạt hiệu quả cao.
Cách chuẩn bị cây trụ để trồng thanh long
Trước tiên, cần chuẩn bị trụ để trồng thanh long vì trụ là nơi cây thanh long sẽ bám vào. Trong số tiền đầu tư ban đầu, trụ là phần phí chiếm tỉ lệ cao nhất. Nên lựa chọn những loại gỗ tốt để làm trụ, có khả năng chịu được nắng, mưa, lâu mục hoặc có thể sử dụng trụ bằng bê tông.
Trụ thông thường có đường kính trên 25cm, chiều dài từ 2,5-2,7 m, sau khi chôn vào đất trồng chừa chiều cao khoảng 2m là phù hợp. Tuy nhiên, để giảm chi phí trụ và thuận tiện hơn trong việc chăm sóc cây, người ta giảm đường kính trụ còn 15cm và khi chôn trụ xuống chiều cao còn 1,6-1,8 m.
Khi làm trụ thấp xuống sẽ có những ưu điểm như:
- Giảm được chi phí đầu tư ban đầu.
- Nhánh thanh long mau lên đến đầy trụ, dễ dàng hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Cắt tỉa các nhánh qua nhiều năm và chất lên đầy trụ sẽ làm cây cao dần hơn, việc dùng trụ thấp sẽ làm chậm quá trình cao dần lên của cây.
Và trụ thấp đi sẽ tồn tại nhược điểm như: Nếu trồng trị quá thấp, cây thanh long sẽ dễ bị rũ xuống đất.
Khi trồng trụ, nên tiến hành trồng sớm, thông thường mọi người sẽ trồng trước 1 tháng so với mùa vụ. Sau khi trồng trụ, cần thiết kế thêm những khung bằng gỗ hoặc thanh ngang bên trên để cây thanh long dễ bám hơn và khi tới đầu trụ cành thanh long sẽ bắt đầu rũ xuống.
Chi tiết cách trồng thanh long
Hiện nay, cây thanh long chủ yếu được trồng bằng phương pháp cắm cành. Lưu ý, khi lựa chọn cành để trồng, bạn cần chọn những cành đạt tiêu chuẩn sau:
- Cành có tuổi trung bình từ 1 đến 2 năm tuổi, không nên lựa chọn những cành quá non.
- Chiều dài cành từ 50 đến 70cm.
- Cành có màu xanh đậm, nhiều gai, chắc khỏe, không sâu bệnh.

Những lưu ý khi trồng thanh long
Khi trồng thanh long, cần lưu ý những vấn đề sau:
Lưu ý về mùa vụ khi trồng thanh long
Vào tháng 10-11 là mùa vụ chính của cây thanh long, vì vậy nên trồng cây ở thời điểm này để có nguồn giống dồi dào từ việc tỉa cành.
Tuy nhiên, ở một số vùng thiếu nước tưới thì nên trồng cây thanh long vào đầu mùa mưa tháng 4,5. Ở thời điểm này sẽ thiếu nguồn hom, vì vậy cần chuẩn bị kế hoạch giâm cành từ trước.
Lưu ý về việc tưới nước cho cây thanh long
Nước tưới là một trong những thành phần không thể thiếu khi trồng cây thanh long. Thời tiết nắng hạn kéo dài sẽ làm cho cây mất nước và giảm năng suất cây trồng. Vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới đầy đủ cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Kết luận
Để có được những quả thanh long thơm ngon và đạt hiệu quả kinh tế, người nông dân cần trồng và chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Bài viết đã hướng dẫn cách trồng thanh long và cách chăm sóc, bạn có thể tham khảo và thực hiện tại sân vườn của mình nhé!