Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp Đang Chuyển Dịch Theo Hướng Nào?

Tiếp tục ở mục tin tức hôm nay, https://kinhtevn.com.vn/ sẽ chia sẻ tới bạn đọc cơ cấu ngành công nghiệp để giúp các bạn có thể trả lời câu hỏi “cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng nào” nhé.

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc với 29 ngành thuộc 3 nhóm chính:

  • CN khai thác
  • CN chế biến
  • CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

  • Tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến.
  • Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Trong đó nổi lên một số ngành CN trọng điểm: là những ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến các ngành khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm:

  • Công nghiệp năng lượng: bao gồm khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng như than, dầu, khí, năng lượng mặt trời và gió.
  • Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: tập trung vào chế biến các nguyên liệu nông sản để sản xuất thực phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực.
  • Công nghiệp dệt may: với lao động đông, giá thành rẻ và thị trường xuất khẩu lớn, ngành này đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp.
  • Công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su: cung cấp nguyên liệu, lao động và sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác.
  • Công nghiệp vật liệu xây dựng: tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng từ nguyên liệu dồi dào và đáp ứng nhu cầu lớn về xây dựng.
  • Công nghiệp cơ khí – điện tử: đóng góp quan trọng vào cung cấp lao động và thị trường tiêu thụ trong ngành công nghiệp.

Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

  • Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới.
  • Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.
  • Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

co-cau-cong-nghiep-nuoc-ta-dang-chuyen-dich-theo-huong

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là hiện tượng tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

  • Đồng bằng sông hồng và phụ cận
  • Đông Nam Bộ
  • Duyên hải miền Trung

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố:

  • Tài nguyên thiên nhiên: Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên khác nhau trên các vùng đất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp.
  • Nguồn lao động có tay nghề: Sự phân bố lao động có tay nghề và trình độ đào tạo khác nhau trên các khu vực có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp.
  • Thị trường: Vùng có quy mô thị trường lớn, tiềm năng tiêu thụ cao sẽ thu hút các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư và phát triển sản xuất.
  • Kết cấu hạ tầng: Sự phát triển hạ tầng giao thông, điện lực, viễn thông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tập trung công nghiệp trên một vùng.
  • Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có thể là yếu tố quyết định cho sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. Các vùng gần cảng biển, sân bay hoặc nằm trên các tuyến giao thông quan trọng thường có lợi thế thu hút đầu tư công nghiệp.

Hiện nay, Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cho thấy sự thay đổi trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp theo thời gian.

co-cau-cong-nghiep-nuoc-ta-dang-chuyen-dich-theo-huong-1

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Công cuộc đổi mới đã góp phần tạo ra những thay đổi đáng kể trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. Cụ thể, có hai xu hướng quan trọng như sau:

  • Mở rộng số lượng thành phần kinh tế
  • Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế.

4. Những thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay

Mặc dù việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào tuy nhiên cũng tồn tại không ít những khó khăn thách thức.

  • Việc giảm tỷ trọng ở ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ còn rất chậm và khó khăn vì Việt Nam vẫn dựa nhiều vào nền kinh tế nông nghiệp.
  • Việc đẩy mạnh hoàn toàn công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thể thực hiện nhanh chóng bởi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
  • Nhà nước chưa có những thể chế, chính sách và công tác quản lý chặt chẽ, gây nên sự thiếu nhất quán, không đồng bộ giữa các cấp.
  • Nguồn lực lao động chưa đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn để phát triển các ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao.

Thông qua bài đọc này chúng ta có thể kết luận rằng cơ cấu ngành công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.