Cách nuôi lươn không bùn hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao

Cách nuôi lươn không bùn đã được áp dụng ở nước ta, phương pháp này đơn giản, tiện lợi hơn cho người dân và giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng giống như các phương pháp nuôi lươn trong ao, nuôi lươn trong bể xi-măng,… nuôi lươn không bùn cũng cần có những kỹ thuật nhất định. Vì vậy, bài viết này của kinhtevn.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi lươn không bùn hiệu quả và những những kỹ thuật đơn giản cần biết.

Hướng dẫn cách nuôi lươn không bùn chi tiết

Hướng dẫn cách nuôi lươn không bùn đơn giản mà không phải ai cũng biết, cụ thể:

Địa điểm nuôi lươn

Khi lựa chọn địa điểm nuôi lươn nên chọn những nơi yên tĩnh, ít người qua lại và có bóng mát. Ngoài ra, những nơi có địa hình cao, hạn chế lũ lụt và trong đất có pha những loại đất khác nhau sẽ giàu dinh dưỡng hơn.

Chọn địa điểm phù hợp là khâu quan trọng trong cách nuôi lươn không bùn
Chọn địa điểm phù hợp là khâu quan trọng trong cách nuôi lươn không bùn

Đặc điểm bể nuôi lươn không bùn

Tùy vào quy mô và quyết định của người dân có thể lựa chọn diện tích bể phù hợp. Thông thường, bể nhỏ sẽ có diện tích từ 10 đến 30m2, độ sâu từ 0,7 đến 1m và có thể làm bể nổi hoặc bể xi-măng chìm.

Khi nuôi lươn, cần nắm vững những nguyên tắc sau: không cho lươn bò ra ngoài, dễ đánh bắt, lấy nước và tháo nước dễ dàng.

Hiện nay, có 2 kiểu bể nuôi lươn chủ yếu:

Đặc điểm bể lót bạt

Bể lót bạt được lót trên nền đất bằng phẳng. Chính vì vậy, để tránh hư hỏng nên đổ cát và làm bằng phẳng nền trước khi trải bạt.

Nên lựa chọn bể hình chữ nhật, chiều cao so với mặt nước trong bể từ 40 đến 60cm, bể vững chắc, xây bằng đất hoặc bằng gạch. Ngoài ra, cần giăng lưới bên trên để che bớt ánh sáng và tránh tình trạng lươn bò ra ngoài, đặc biệt là vào trời mưa.

Lắp đặt các ống cấp, ống xả tràn, thoát nước độc lập và những ống này cần phải có lưới chắn.

Trước khi cho nước vào bể nuôi lươn cần phải qua túi lọc.

Ngoài ra, trong bể nên đặt các giá thể nuôi lươn để chúng trú ẩn, giá thể thường được làm từ dây nilon, các phên tre, ống nhựa,… Và lớp giá thể sẽ cao từ 20 đến 30cm, đồng thời nước trong bể cần cao bằng lớp giá thể.

Đặc điểm bể xi măng

Có thể tận dụng bể chứa nước để làm bể nuôi lươn. Trường hợp xây dựng bể nuôi mới thì nên xây dựng hình chữ nhật và có cấu trúc nửa nổi, nửa chìm với chiều rộng từ 2 đến 4m, chiều cao khoảng 0,6 đến 1m, diện tích từ 6 đến 20m2 để dễ dàng chăm sóc.

Phía trên bể nên dùng lưới phong lan để che bớt anh sáng.

Trang bị các ống cấp, thoát nước độc lập và ống xả tràn. Những ống này phải có lưới chắn.

Tương tự như bể lót bạt, cần trang bị giá thể để lươn trú ẩn, giá thể có thể làm bằng nilon, phên tre, ống nhựa,… Và lớp giá thể cao từ 20 đến 30cm, đồng thời nước trong bể sẽ cao bằng lớp giá thể.

Các bước cần chuẩn bị trước khi nuôi lươn không bùn

Trước khi nuôi lươn không bùn cần chuẩn bị các bước sau:

Bước 1: Tháo cạn:

  • Đối với những bể mới xây, cần đưa nước vào vài lần để rửa bể và kiểm tra nồng độ pH của nước.
  • Đối với bể đã nuôi trước đó thì bạn chỉ cần tháo cạn nước và rửa sạch bể.

Bước 2: Rải bột vôi ở đáy và thành bể theo tỉ lệ 1kg bột vôi sẽ cần 10 lít nước. Hoặc có thể sử dụng chlorine 10 ppm theo tỉ lệ 1 gam sẽ cần 1m3 nước. Bước này giúp tiêu diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH.

Bước 3: Hai ngày đầu nên phơi nắng bể, sau đó cho nước vào và ngâm thêm 4 đến 5 tiếng. Tiếp đến, xả nước ra cho cạn bể và tiến hành cấp nước mới để thả giống.

Bước 5: Dẫn nước vào bể nuôi 2 ngày sau đó mới tiến hành thả lươn vào. Lưu ý, cho đúng mực nước quy định và kiểm tra điều kiện môi trường ổn định mới thả lươn vào.

  • Nhiệt độ nước từ 25 đến 27 độ C.
  • Độ pH từ 7-8.
  • Oxy hòa tan từ 2 đến 4mg/lít.

Chọn giống nuôi lươn không bùn

Tùy vào mục đích nuôi lươn mà bạn chọn giống lươn phù hợp
Tùy vào mục đích nuôi lươn mà bạn chọn giống lươn phù hợp

Cách chọn giống nuôi theo phương pháp nuôi lươn không bùn:

  • Lươn có kích thước đồng đều nhau, màu tươi sáng, vận động linh hoạt và không mất nhớt, không bị thương.
  • Những con lươn có màu nhạt, không tươi sáng thường khó nuôi và tăng trưởng chậm.

Những mẹo nhỏ khi chọn giống:

  • Thả lươn vào chậu nước, những con lươn yếu ớt thường ngôi đầu lên cao, mang phình to và mất nhớt.
  • Những con lươn rà điện thường ít vận động, lờ đờ và chuyển đổi màu.
  • Những con lươn bị nhiễm thuốc mồi sẽ có biểu hiện xuất huyết ở nắp mang hoặc quanh hậu môn.

Mật độ thả lươn giống

  • Thả lươn giống theo mật độ từ 50 đến 80 con trên 1m2. Trước khi thả giống nên sát trùng lươn bằng dung dịch muối có nồng độ 20 đến 30% trong thời gian 5-10 phút để loại bỏ ký sinh, sát trùng vết thương do xây xát trong lúc đánh bắt và vận chuyển.
  • Thời điểm thích hợp nhất để nuôi lươn là từ tháng 4 đến tháng 9.

Kết luận

Cách nuôi lươn không bùn cũng tương tự như những cách nuôi lươn khác. Bạn chỉ cần thực hiện các bước ở bài viết trên và chọn bể phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, tùy vào kích thước lươn giống sẽ có thời gian thu hoạch phù hợp, thông thường sẽ thu hoạch khi lươn đạt được trọng lượng 300g/con.