Cách trồng dừa và chăm sóc cây dừa đúng kỹ thuật

Cách trồng dừa và chăm sóc đúng kỹ thuật để cây mang lại năng suất cao nhất? Đây là câu hỏi được nhiều nông dân quan tâm, vì dừa là giống cây mang lại giá trị kinh tế. Ở nước ta, cây dừa được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Tây và đặc biệt nổi tiếng ở tỉnh Bến Tre. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường cần đòi hỏi người nông dân phải trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Cùng kinhtevn.com.vn tìm hiểu cách trồng dừa và cách chăm sóc cây dừa ngay bài viết này nhé!

Tìm hiểu cách trồng dừa đúng kỹ thuật để cây cho nhiều trái
Tìm hiểu cách trồng dừa đúng kỹ thuật để cây cho nhiều trái

Hướng dẫn cách trồng dừa

Cách trồng dừa đơn giản và quy trình canh tác được người dân nước ta sử dụng rộng rãi như sau: Chọn giống tiêu chuẩn, thiết kế vườn trồng phù hợp, mật độ trồng và cung cấp đầy đủ lượng phân bón cho cây, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa sâu bệnh cho cây. 

Cách chọn giống dừa

Cây dừa thường được trồng ở vùng nước lợ, bởi vì cây có khả năng sống trong môi trường ngập mặn 3 đến 4 tháng nhưng vẫn phát triển tốt và tạo ra năng suất cao. Hiện nay, trên thị trường giống cây dừa được chia làm 2 loại là dừa cao và dừa lùn.

Cách lựa chọn cây dừa mẹ cụ thể như sau:

  • Tuổi cây mẹ: đối với giống dừa cao nên lựa chọn cây có tuổi thọ từ 15 đến 30 năm, giống cây dừa lùn nên lựa chọn cây có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm.
  • Năng suất: cây dừa cao nên lựa chọn cây có năng suất từ 70 đến 100 trái/năm và cây dừa thấp nên chọn cây có năng suất từ 100 đến 120 trái/năm.

Lưu ý nên lựa chọn những cây mọc thẳng, sinh trưởng bình thường, thân khỏe và không dị dạng.

Cách lựa chọn trái làm giống:

  • Lựa chọn những trái có vỏ đã khô.
  • Trái không bị sâu bệnh, không bị biến dạng và đều đặn

Cách trồng dừa đúng kỹ thuật

Cách trồng dừa khá đơn giản vì giống cây này không kén đất trồng, chúng dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở môi trường nhiều hữu cơ. Tuy nhiên, ở môi trường đất có hàm lượng Kali cao và tầng canh tác thấp nhất là 0,5m sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

Các bước cần chuẩn bị trước khi trồng cây dừa:

  • Lấp mô bằng lớp đất mặt với kích thước bề ngang tầm 1m.
  • Dựa vào địa hình, đắp lượng mô phù hợp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
  • Bố trí cây trồng phù hợp, thông thường trồng 2 hàng 2 bên hoặc trồng 1 hàng ở giữa.
  • Đối với những cây to, tán lá rộng nên trồng cách nhau từ 6m trở lên để tạo điều kiện cho cây phát triển.

Các bước tiến hành trồng cây:

  • Đầu tiên, đào hố với kích thước cây dừa trồng.
  • Trộn phân hữu cơ cùng với phân lân, Kali để bón lót cho cây.
  • Đặt cây giống vào hố trồng đã được chuẩn bị trước, tiến hành lấp đất kín mặt mô thật chặt để cây không bị gió ảnh hưởng. 

Những lưu ý khi trồng dừa

Khi trồng dừa nên đặt cây giống vào hố trồng vừa phải, không nên đặt quá sâu vì như vậy sẽ làm cho cây phát triển chậm. Tuy nhiên, nếu đặt cây quá cạn gốc cây sau này dễ bị phình to. Sau khi trồng cây, nên sử dụng rơm khô che quanh gốc để giữ ẩm cho cây và tránh tình trạng xói mòn đất khi tưới nước.

Trong 3 đến 4 năm đầu, cần bổ sung phân bón cho cây, vì lúc này là thời điểm cây cần chất dinh dưỡng để có thể phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh.

Giai đoạn đầu sau khi trồng cây là vô cùng quan trọng nên bạn cần theo dõi kỹ
Giai đoạn đầu sau khi trồng cây là vô cùng quan trọng nên bạn cần theo dõi kỹ

Hướng dẫn chăm sóc cây dừa

Cây dừa là loài cây sống lâu năm, chúng có thể sinh trưởng trong thời gian dài từ 50 – 60 năm. Vì vậy việc chăm sóc cây và bón phân cho cây là điều cần thiết. Trong giai đoạn cây còn nhỏ nên bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách, chú ý liều lượng phân bón cho phù hợp. Dựa vào loại đất trồng và màu sắc của cây, người trồng cần phân bổ lượng phân NPK với tỷ lệ hợp lý.

Thông thường ở những năm đầu tiên, cần bón phân theo liều lượng sau: bón hỗn hợp phân NPK Hà Lan 20-20-15+TE mỗi gốc khoảng 0,5kg và chia ra bón theo từng đợt.

Lưu ý, giai đoạn sau khi trồng cây con sẽ cần lượng nước tưới đều đặn, vì vậy cần bổ sung nước tưới thường xuyên để tránh tính trạng cây thiếu nước, nhanh khô và chết. Và trong thời gian này, nên cắt cỏ dại xung quanh sân vườn để tránh tình trạng cỏ hút hết chất dinh dưỡng của cây.

Từ năm thứ 2 trở đi, vẫn sẽ bón phân NPK theo tỷ lệ ban đầu, tuy nhiên sẽ bón ở mỗi gốc với liều lượng 0,25kg/gốc. Và trong giai đoạn này cần bổ sung thêm nhiều chất trung vi lượng cho cây ra trái chất lượng thơm hơn, ngọt hơn.

Kết luận

Bài viết này đã tổng hợp cách trồng dừa và chăm sóc sao cho cây dừa có thể tạo ra năng suất và chất lượng cao. Khi cây dừa phát triển khỏe mạnh và tạo ra sản lượng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh tế và nghề nông trồng dừa sẽ càng tăng trưởng. Người nông dân có thể tham khảo và tổng hợp kiến thức ở bài viết này để vận dụng vào sân vườn của mình.