On Board là gì, khác biệt giữa đơn đã xếp và đơn vận lên tàu

On Board là gì là thuật ngữ thường hay xuất hiện trong ngành vận tải đường biển. Bài viết dưới đây từ kinhtevn sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, biết cách sử dụng nó đúng nơi đúng chỗ.

Tìm hiểu On Board là gì?

Khi tìm hiểu về ngành vận tải đường biển thì bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều thuật ngữ như Laden on board, Shipped on board, Free on board,… Trong đó On Board là một thuật ngữ cơ bản, bạn cần hiểu sâu về bản chất của nó. 

Hiểu một cách đơn giản thì On Board là lên tàu, thể hiện thời điểm hàng hóa được ổn định trên tàu. Thời điểm On Board rất quan trọng, nó là cơ sở chỉ ra trách nhiệm với hàng hóa thuộc về bên nào trong suốt quá trình vận chuyển, bốc xếp, cảng, tàu.

Tìm hiểu On Board là gì?
Tìm hiểu On Board là gì?

Điểm khác biệt giữa vận đơn nhận hàng để xếp và vận đơn On Board là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn hai vận đơn này với nhau, trên thực tế chúng có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể như:

Đặc điểm của vận đơn nhận hàng để xếp là gì? 

  • Đây là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng, cam kết sẽ xếp hàng đồng thời vận chuyển hàng hóa bằng con tàu ghi trên vận đơn.
  • Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến hoặc là tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng.
  • Hàng hóa được giao hàng từ kho đến kho.
  • Bán hàng hóa thông qua nhiều người trung gian người gom hàng, người giao và nhận hàng.

Đặc điểm của vận đơn đã On Board là gì?

  • Trên Bill of lading thường thể hiện các thông tin như: Shipped on board, on board hay shipped.
  • Loại vận đơn này có giá trị chứng cứ rất lớn chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu, đồng thời người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán.
Đặc điểm của vận đơn đã On Board là gì?
Đặc điểm của vận đơn đã On Board là gì?

Các mục trong vận đơn On Board là gì?

Trong vận đơn On Board bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều thông tin quan trọng, điển hình như: 

  • Tên người chuyên chở – Shipping Company, Carrier: Là tên công ty hoặc hãng vận tải.
  • Tiêu đề của vận đơn: Bill Of Lading (cũng có thể không cần ghi tiêu đề).
  • Tên địa chỉ của người giao hàng – Shipper, Consignor, Sender: Đây là thông tin của bên bán.
  • Bên được thông báo – Notify party: Ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hay ngân hàng mở để thông báo về thông tin hàng hóa hành trình con tàu.
  • Người nhận hàng – Consignee: Trường hợp là vận đơn đích danh, mục này sẽ ghi tên cũng như địa chỉ của người nhận hàng. Trường hợp là vận đơn vô danh thì sẽ ghi to the order hoặc to the order of. Bạn nên lưu ý mục này để phân biệt rõ ràng các loại vận đơn.
  • Place of receive: Thông tin này dùng để chỉ nơi nhận hàng.
  • Ngày và nơi ký phát vận đơn: Đây là thông tin quan trọng, bạn không nên bỏ qua.
  • Port of loading: Thông tin này dùng để chỉ cảng bốc hàng lên tàu.
  • Net Weight: Thông tin này dùng để chỉ trọng lượng tịnh của hàng hóa.
  • Port of Discharge: Thông tin này dùng để chỉ cảng dỡ hàng.
  • Gross Weight: Thông tin này dùng để chỉ trọng lượng tổng (trọng lượng bao gồm cả bì).
  • Place of Delivery: Thông tin này dùng để chỉ nơi giao hàng.
  • Description of Goods: Thông tin này dùng để mô tả hàng hóa.
  • Marks and numbers: Thông tin này dùng để chỉ mã ký hiệu hàng hóa và số lượng.
  • Vessel and Voyage No: Thông tin này dùng để chỉ tên con tàu và số hiệu con tàu.
  • Number and kind of packges: Thông tin này dùng để chỉ số lượng và loại kiện hàng.
  • Number of Orignal: Thông tin này dùng để chỉ số lượng Bill bản chính được phát hành.

On Board – Thuật ngữ quan trọng trong ngành vận tải đường biển

Trong thế giới phẳng, nhu cầu giao thương hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng tăng mạnh. Song song với hình thức vận tải, đường bộ, đường hàng không thì hình thức vận chuyển theo đường biển cũng được tập trung phát triển. Đây là phương thức giao thương chỉ có thể phát triển tại các quốc gia có đường biển bao quanh, điển hình như Việt Nam.

Ưu thế của việc vận chuyển hàng hóa theo đường biển là có thể dễ dàng chuyên chở hàng hóa có kích thước, khối lượng lớn. Hơn nữa chi phí khi vận chuyển hàng hóa cũng rất ưu đãi. Tuy nhiên trước khi gia nhập ngành vận tải đường biển bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ tất cả các thuật ngữ trong ngành.

On Board – Thuật ngữ quan trọng trong ngành vận tải đường biển
On Board – Thuật ngữ quan trọng trong ngành vận tải đường biển

Tổng kết

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực vận tải đường biển: On Board là gì, các thông tin trên vận đơn On Board. Nếu bạn đang có ý định gia nhập ngành vận tải đường biển thì nên cập nhật tất cả các thuật ngữ trong ngành này.