Safety là gì là một trong những vấn đề bạn cần tìm hiểu khi thành lập doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích khi tiến hành các biện pháp an toàn lao động, nguyên tắc khi thực hiện cùng kinhtevn ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu safety là gì?
Hiểu một cách đơn giản, safety là các biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp. Đây là những giải pháp phòng, chống tác động của những yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người tham gia lao động. Nhìn chung an toàn lao động chính là một loại giải pháp giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường làm việc độc hại, có nhiều rủi ro xảy ra như: công trường xây dựng, nhà máy sản xuất hóa chất,… thì an toàn lao động là điều bắt buộc. Nếu có tai nạn xảy ra khi không thực hiện an toàn lao động thì chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lợi ích của safety là gì?
An toàn lao động là điều mà tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện, điều này đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong luật. Lợi ích của các biện pháp an toàn lao động là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp cho người tham gia lao động. Lợi ích tiếp theo là nó sẽ đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của cả 2 phía người lao động lẫn người thuê lao động.
Nguyên tắc trong safety là gì?
Như đã nói ở trên an toàn lao động cần là vấn đề được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc của an toàn lao động như:
- Phòng tránh tai nạn sẽ tốt hơn là việc giải quyết hậu quả sau khi tai nạn đã xảy ra.
- Cảm nhận được nguy cơ tiềm ẩn thì doanh nghiệp nên phòng tránh trước khi tiến hành làm việc.
- Doanh nghiệp nên sử dụng trang bị và dụng cụ bảo hộ cá nhân trong mọi công việc.
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn khi sử dụng đi kèm cùng máy móc cũng như dụng cụ.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện cũng như các dụng cụ điện.
- Kiểm tra chất lượng của dụng cụ cũng như máy móc mà mình sẽ sử dụng trước khi làm việc.
- Đảm bảo khu vực làm việc được gọn gàng, không chứa những vật hoặc yếu tố có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình làm việc.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong safety là gì?
- Doanh nghiệp không được che giấu, khai báo hay báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng không được bỏ qua các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, điều này sẽ gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường.
- Khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng thì doanh nghiệp không được ép nhân viên làm việc tiếp. Ngoài ra, khi các nguy cơ này chưa được khắc phục thì doanh nghiệp cũng không thể ép nhân viên tiếp tục làm việc.
- Doanh nghiệp không được trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các hành vi như gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn cũng bị cấm hoàn toàn.
- Doanh nghiệp không được sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn mà lại không được kiểm định, không đạt yêu cầu.
- Doanh nghiệp không được gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hay quan trắc môi trường lao động,….
- Doanh nghiệp không được phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra các hoạt động phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cũng bị nghiêm cấm.
- Khi chưa huấn luyện an toàn lao động doanh nghiệp không được sử dụng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong safety là gì?
- Doanh nghiệp cần đảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, …. Các yếu tố này cần được kiểm tra, đo lường định kỳ để đảm bảo an toàn cho người tham gia lao động.
- Doanh nghiệp cần bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì đúng quy chuẩn về an toàn.
- Doanh nghiệp cần trang bị cho người lao động những phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, ví dụ như quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc,…
- Doanh nghiệp cần tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc hàng năm hoặc khi cần thiết. Đồng thời doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp loại trừ yếu tố nguy hiểm, gây hại, cải thiện điều kiện lao động.
- Doanh nghiệp cần kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng theo định kỳ.
- Doanh nghiệp phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt cũng như ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn. Hơn nữa chúng còn phải được đặt để ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
- Doanh nghiệp cần tuyên truyền, phổ biến hay. huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn.
- Doanh nghiệp cần xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
Tổng kết
Qua bài viết trên đây bạn đã phần nào hiểu được safety là gì, các nguyên tắc, lưu ý khi thực hiện an toàn lao đồng. Nhìn chung an toàn lao động là điều mọi doanh nghiệp bắt buộc thực hiện theo luật quy định. An toàn lao động sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tham gia lao động.