Social Shopping là gì, đối tượng mua hàng là ai?

Social Shopping là gì, đối tượng mua hàng là ai là những kiến thức cơ bản bạn cần trang bị cho mình khi bước chân vào ngành marketing. Trên thực tế đây là hình thức mua sắm mới mẻ, được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, hãy cùng kinhtevn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu Social Shopping là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Social Shopping là hình thức mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội. Người bán và người mua có thể dễ dàng trao đổi, mua bán với nhau bằng cách nhắn tin hoặc bình luận. Đây là một trong những lợi ích nổi bật mà sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin đã mang lại. Chỉ với vài thao tác đơn giả trên điện thoại là bạn đã có thể dễ dàng hoàn tất quá trình mua hàng của mình.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn Social Shopping thành kênh bán hàng mũi nhọn. Nhờ có Social Shopping mà doanh nghiệp có thể tăng nhanh lượng hàng bán ra, tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Tìm hiểu Social Shopping là gì?
Tìm hiểu Social Shopping là gì?

Sự khác biệt giữa Social E-commerce và Social Shopping là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn Social Shopping và Social E-commerce với nhau. Trên thực tế E-commerce là các trang thương mại điện tử, bao gồm ba nhóm đối tượng chính, đó là người bán, người mua, người tiếp thị. Trong đó người tiếp thị đóng vai trò là trung gian giúp người bán tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thỏa mãn nhu cầu cho người mua. Ví dụ tiêu biểu cho các trang thương mại điện tử này là Tiki, Lazada, Shopee,…

Với E-commerce  doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản tiền nhất định cho bộ phận trung gian là sàn thương mại điện tử. Còn nếu bán hàng trên Social Shopping doanh nghiệp sẽ phải chi tiền cho quảng cáo để có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của mình hơn. 

Social Shopping chỉ bao gồm hai chủ thể chỉnh là người mua và người bán. Lúc này người bán sẽ tập trung vào việc chia sẻ thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm, thúc giục khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Bạn có thể hiểu hơn Social Shopping là gì khi tìm hiểu thêm về các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram,… Đây đều là những nền tảng xã hội quen thuộc, được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam sử dụng.

Đối tượng mua hàng trên Social Shopping là gì?

Bạn cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình trên Social Shopping để xây dựng định hướng truyền thông hiệu quả. Đa phần người mua hàng trên Social Shopping là thế hệ trẻ, có nhiều thời gian dành cho mạng xã hội, họ có thể lướt mạng cả ngày mà không hề thấy chán. 

Khi đại dịch Covid 19 thì tệp khách hàng mua sắm trên Social Shopping đã được mở rộng đáng kể. Với Social Shopping bạn có thể dễ dàng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của mình mọi lúc, mọi nơi.

Vậy lý do khách hàng thích mua sắm trên Social Shopping là gì? Đó là do việc mua sắm online sẽ giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức so với việc đến tận cửa hàng. Bên cạnh đó giá cả khi mua sắm online thường thấp hơn cửa hàng do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng, điện nước,…

So với Social E-commerce thì việc mua hàng trên Social Shopping sẽ phù hợp với khách hàng cần tư vấn hơn. Tốc độ trả lời khách hàng trên Social Shopping cực nhanh do doanh nghiệp luôn có sẵn nhân viên túc trực để phản hồi. Hiện nay việc phản hồi của các shop trên trang thương mại điện tử chưa được tối ưu, bạn sẽ phải chờ đợi tư vấn trong quá trình mua sắm. 

Ngoài ra khi mua hàng trên Social E-commerce khách hàng có thể so sánh sản phẩm công ty bạn với đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến cho bạn có thể mất đi một lượng khách hàng lớn đang có nhu cầu mua hàng. 

Đối tượng mua hàng trên Social Shopping là gì?
Đối tượng mua hàng trên Social Shopping là gì?

Cách ứng dụng Social Shopping là gì trong chiến lược truyền thông?

Social Shopping giúp doanh nghiệp của thể thu hút rất nhiều khách hàng mới, gia tăng lợi nhuận bán hàng. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt Social Shopping và xây dựng chiến lược truyền thông một cách hợp lý:

  • Bên cạnh các bài bán hàng doanh nghiệp còn cần chia sẻ các kinh nghiệm hay hoặc các bài viết, hình ảnh về thương hiệu để tăng độ uy tín. Khi doanh nghiệp tạo được uy tín thì lượng khách hàng trung thành sẽ cao hơn.
  • Doanh nghiệp có thể kết hợp với KOC, KOL để tăng lượng khách hàng biết đến sản phẩm. Tuy nhiên, các KOL, KOC phải có tệp khách hàng theo dõi trùng với tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Ngoài ra doanh nghiệp phải tính toán sao cho chi phí bỏ ra thuê KOL, KOC sẽ nhỏ hơn lợi nhuận thu về từ việc liên kết này.
  • Doanh nghiệp cần kết hợp Social Shopping với các kênh bán hàng khác như: website, trang thương mại điện tử,… để tạo nên hệ thống bán hàng hoàn chỉnh. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tối ưu tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
  • Khi sử dụng Social Shopping doanh nghiệp cần cập nhật trend và áp dụng thành công trend vào sản phẩm bởi đối tượng khách hàng nhắm tới trên kênh này chủ yếu là người trẻ.
  • Doanh nghiệp cần tối ưu bài viết theo SEO, đồng thời sử dụng quảng cáo một cách hợp lý để có thể tăng khả năng tiếp cận sản phẩm với tệp khách hàng tiềm năng.
  • Doanh nghiệp cần thống kê các chỉ số liên quan đến Social Shopping để phân tích, định hướng một cách hiệu quả. Hiện nay có khá nhiều nền tảng cung cấp công cụ thống kê hữu ích, ví dụ như Google Atlantis.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng nội dung và hình ảnh hấp dẫn khi đăng tải lên Social, tăng lượng khách hàng theo dõi cửa hàng và sản phẩm.
  • Doanh nghiệp có thể xây dựng các hội nhóm trên Social để dễ dàng quản lý nhóm khách hàng của mình hơn.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp để chăm sóc nhóm khách hàng trên Social Shopping. Tốc độ phản hồi, độ chi tiết của phản hồi,… là một trong những yếu tố thúc đẩy khách hàng quyết định mua sản phẩm.
Cách ứng dụng Social Shopping là gì trong chiến lược truyền thông?
Cách ứng dụng Social Shopping là gì trong chiến lược truyền thông?

Tổng kết

Social Shopping là xu hướng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt xu hướng này để tăng sản lượng sản phẩm bán ra, tối ưu hóa lợi nhuận. Song song với Social Shopping thì doanh nghiệp cũng cần phát triển các kênh bán hàng online để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.