Vai Trò Của Rừng Đầu Nguồn Là Gì – Hậu Quả Của Việc Phá Rừng

Nếu các bạn muốn biết vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì hay hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn như thế nào thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của https://kinhtevn.com.vn/ sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất!

Rừng đầu nguồn là gì?

Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan họng của môi trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất, tương đương với 53 triệu km2 và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ theo điêu kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con người.

Rừng đầu nguồn là nơi khởi nguồn cho cánh rừng của một khu vực nào đó, nơi đó vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống vùng rừng thấp,xuống đồng bằng sông ngòi rồi mới chảy ra biển lớn.

Vai trò quan trọng của rừng đầu nguồn

Rừng đầu nguồn có vai trò rất quan trọng đó là điều tiết nguồn nước và dòng chảy nguồn nước. Khi xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới thì rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ giúp việc giảm thiểu nguy cơ lũ lụt (đặc biệt là lũ ống, lũ quét) và nguy cơ xói mòn đất (bảo vệ sự màu mỡ của đất), đồng thời sẽ giữ lại nguồn nước, điều hòa dòng chảy cho các sông hồ, đập thủy điện ở những vùng có độ dốc cao.

Bên cạnh đó, rừng đầu nguồn duy trì mạch nước ngầm tự nhiên lẫn điều hòa nguồn nước, giúp quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, rừng đầu nguồn còn có những vai trò khác như :

  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.
Xem thêm  Ngọc Cẩm Thạch Hợp Với Mệnh Nào - Công Dụng Và Ý Nghĩa

vai-tro-cua-rung-dau-nguon

Tham khảo thêm: Vòng đeo tay 15 hạt có ý nghĩa gì? Có tốt hay không?

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn

Như phân tích ở phía trên, rừng đầu nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng đầu nguồn đang ngày càng bị thu hẹp do tình trạng chặt phá rừng trái phép diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:

1. Gây xói mòn đất

Có thể nói, việc chặt phá rừng đầu nguồn đã gây ra tình trạng xói mòn đất nghiêm trọng, thiên tai và gây biến đổi khí hậu tại nhiều địa phương. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

Độ che phủ rừng bị giảm đi không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà con đánh mất giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm giảm sự đa dạng sinh học ở nước ta.

2. Gia tăng khí thải nhà kính

Khi rừng bị chặt phá, lượng khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển, không thể thoát ra, khí nhà kính trở lại bề mặt, nơi nó được tái hấp thu. Vì năng lượng đi vào nhiều hơn năng lượng đi ra khỏi khí quyển, khiến nhiệt độ bề mặt tăng lên cho đến khi đạt được sự cân bằng mới.

Biến đổi khí hậu toàn cầu, do sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển Trái đất ảnh hưởng đến động vật hoang dã, thực vật và con người thông qua thay đổi thời tiết và tăng khả năng xảy ra thảm họa tự nhiên. Người ta ước tính rằng nạn phá rừng gây ra tới 30% vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu mỗi năm.

3. Phá vỡ chu kỳ nước

Chu trình nước là quá trình nước trên trái đất được phân phối. Cụ thể, nước bốc hơi và ngưng tụ thành mây, cây cối và các loài thực vật khác cũng trích xuất nước ngầm và giải phóng vào khí quyển trong quá trình quang hợp. Sau đó mây tạo ra mưa ngấm vào mạch nước ngầm và trả lại nước về các sông, biển.

Xem thêm  Duyên Âm Là Gì? Cách Hóa Giải Duyên Âm Chi Tiết Từ A - Z

Khi rừng bị phá hủy, số lượng lớn cây bị chặt phá thì lượng nước lưu trữ và thải vào khí quyển không còn nữa. Sẽ gây ra hiện tượng sa mạc hóa, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn, ảnh hưởng đến đời sống của động vật và thực vật trong rừng.

4. Mất đa dạng sinh học

Mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái, điều này chủ yếu là do sự phá vỡ cân bằng sinh thái. Các loài khác nhau tạo thành các mắt xích nhất định trong chuỗi thức ăn hoạt động cân bằng. Nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ vì thiếu các loài, các loài còn lại cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mặt khác, sự mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng gây ra sự xuất hiện của nhiều loại gây hại khác nhau. Điều này xảy ra khi động vật ăn thịt của một loài nào đó giảm hoặc biến mất và loài bị ăn thịt có thể phát triển mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. Những loài gây hại này có thể gây ra sự phá hủy diện tích đất trồng lớn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

vai-tro-cua-rung-dau-nguon-1

Các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn

Để bảo vệ rừng đầu nguồn chúng ta hãy cùng nhau thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng cường phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng nhiều cây xanh.
  • Tăng cường chủ trương ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, nạn lâm tặc.
  • Xử lý nghiêm những hành vi làm hư hại đến tài nguyên rừng.
  • Hạn chế khai thác bừa bài các loài động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
  • Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia…
  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể hiểu được vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là gì từ đó đưa ra cách biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn rồi nhé.