Work Order là gì, gồm những loại nào, quy trình tạo lệnh

Work Order là gì là khái niệm quen thuộc trong ngành sản xuất. Hãy đọc bài viết dưới đây từ kinhtevn để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Qua đó bạn sẽ biết lệnh sản xuất gồm những loại nào, quy trình tạo nên lệnh sản xuất.

Tìm hiểu Work Order là gì?

Hiểu một cách đơn giản Work Order chính là lệnh sản xuất. Nó sẽ quy định rõ ràng thời gian bắt đầu, kết thúc, số sản phẩm hoàn thành, định tuyến, kho lấy hàng cũng như nguyên liệu cần chuẩn bị. Nhìn chung Work Order được đưa ra là để yêu cầu sản xuất một số lượng sản phẩm cụ thể trong một khung thời gian nhất định.

Có thể thấy rằng lệnh sản xuất đã cung cấp một kế hoạch chi tiết để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.

Tìm hiểu Work Order là gì?
Tìm hiểu Work Order là gì?

Cách phân loại Work Order là gì?

Lệnh sản xuất được phân chia thành hai loại chính, lần lượt là:

Work Order là gì: Lệnh sản xuất tổng

Lệnh sản xuất này thường được sử dụng trong các môi trường sản xuất phức tạp, nơi sản xuất một lượng lớn sản phẩm hay sản xuất theo yêu cầu khách hàng. Một lệnh sản xuất tổng (MO) sẽ bao gồm các thông tin chi tiết về quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu, thời gian hoàn thành, lịch trình sản xuất cùng với các yêu cầu chất lượng. MO là cơ sở để điều phối và quản lý các hoạt động sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành.

Work Order là gì: Lệnh sản xuất chi tiết

Đây là loại lệnh sản xuất để chỉ định và điều chỉnh các hoạt động cụ thể trong suốt quá trình sản xuất. WO là một tài liệu hoạt động chi tiết, được tạo ra từ lệnh sản xuất tổng (MO) hay các yêu cầu sản xuất khác.

Xem thêm  Tuổi Tý Mua Xe Ngày Nào Tốt Và Kỵ Với Ngày Gì?

Mỗi lệnh sản xuất chi tiết (WO) đều liên quan đến một công việc, quy trình hoặc một bước cụ thể trong quá trình sản xuất. WO chứa thông tin chi tiết về nhiệm vụ, công đoạn, nguồn nguyên liệu, máy móc cũng như thiết bị cần thiết, nhân lực, thời gian hoàn thành và các yêu cầu chất lượng. Lệnh sản xuất chi tiết cung cấp hướng dẫn cho nhân viên sản xuất để thực hiện công việc một cách chính xác và hiệu quả.

Cách phân loại Work Order là gì?
Cách phân loại Work Order là gì?

Điểm khác biệt giữa lệnh sản xuất chi tiết và lệnh đặt hàng

Có nhiều người thường hay nhầm lẫn lệnh sản xuất chi tiết với lệnh đặt hàng. Trên thực tế thì hai lệnh này có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể như:

Về thông tin của hai lệnh

Lệnh sản xuất chi tiết bao gồm các thông tin như: sản phẩm cần sản xuất, ngày hoàn thành, nguyên vật liệu cần sử dụng, danh sách người, máy móc thực hiện, nơi công việc được thực hiện,… Trong khi đó lệnh đặt hàng sẽ bao gồm các thông tin về tên sản phẩm, dịch vụ, số lượng đặt hàng, giá mặt hàng, số lượng đơn, tiến độ đơn hàng cũng như điều khoản thanh toán,…

Về chức năng của hai lệnh

Hai lệnh này có chức năng hoàn toàn khác nhau, vai trò của lệnh sản xuất chi tiết là thực hiện một yêu cầu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc đề nghị từ nội bộ. Trong khi đó lệnh đặt hàng được tạo ra khi công ty cần mua nguyên vật liệu hoặc dịch vụ từ một vài nhà cung cấp bên ngoài.

Nếu như lệnh sản xuất xử lý các yêu cầu về máy móc, nhân công thì lệnh đặt hàng xử lý các bộ phận và vật phẩm. Thường thì các đơn đặt hàng có thể là một phần của lệnh sản xuất, yêu cầu mặt hàng phải hoàn thành các nhiệm vụ được nêu trong lệnh sản xuất.

Ý nghĩa của Work Order là gì?

Khi tìm hiểu bạn sẽ thấy lệnh sản xuất giúp doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian lập phiếu nhập kho thành phẩm cũng như phiếu xuất kho nguyên liệu sản xuất. Đồng thời Work Order cũng hỗ trợ theo dõi các tác vụ khác như: nhập xuất kho theo lệnh sản xuất, số lượng nguyên vật liệu đã xuất kho theo lệnh sản xuất… Theo đó, một lệnh sản xuất có thể được sử dụng nhiều lần để lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu cũng như nhập kho thành phẩm tương ứng.

Xem thêm  Tuổi Thìn Mua Xe Ngày Nào Tốt - Cách Chọn Ngày Theo Từng Mệnh

Quy trình tạo Work Order là gì?

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu sản xuất, xem nó dựa trên đơn hàng khách hàng, kế hoạch sản xuất hay yêu cầu nội bộ của tổ chức.
  • Bước 2: Doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất để xác định thời gian, nguồn lực và quy trình sản xuất cần thiết. 
  • Bước 3: Doanh nghiệp tạo lệnh sản xuất bằng cách nhập thông tin liên quan vào hệ thống quản lý sản xuất. Các thông tin cần nhập bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, ngày bắt đầu, ngày hoàn thành dự kiến cũng như các yêu cầu khác.
  • Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành phân phối công việc cho các bộ phận và nhân viên tương ứng. 
  • Bước 5: Doanh nghiệp theo dõi tiến trình sản xuất theo lệnh sản xuất, ghi lại thông tin về thời gian hoàn thành, sự tiến bộ của từng công đoạn.
  • Bước 6: Doanh nghiệp điều chỉnh và cập nhật lệnh sản xuất để đảm bảo đúng theo yêu cầu và điều kiện mới.
  • Bước 7: Doanh nghiệp thống kê sản xuất, báo cáo này có thể được sử dụng để phân tích cũng như cải thiện quy trình sản xuất trong tương lai.
  • Bước 8: Doanh nghiệp cần điều chỉnh hàng tồn kho khi cần.

Trên thực tế, quy trình tạo lệnh sản xuất có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào tổ chức và ngành công nghiệp cụ thể. Bạn có thể tham khảo các bước xây dựng lệnh sản xuất trên để có một cái nhìn tổng quan nhất.

Quy trình tạo Work Order là gì?
Quy trình tạo Work Order là gì?

Tổng kết

Qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ Work Order là gì, quy trình tạo nên một lệnh sản xuất hoàn chỉnh. Khi bạn bước chân vào ngành sản xuất thì đây là những kiến thức bạn cần nắm vững để duy trì hoạt động thông suốt của doanh nghiệp.