Ví Dụ Về Bình Đẳng Giới Trong Chính Trị, Kinh Tế, Hôn Nhân Gia Đình

Ở bài viết hôm nay, https://kinhtevn.com.vn/ sẽ phân tích bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, hôn nhân gia đình,..đồng thời chia sẻ các ví dụ về bình đẳng giới giúp các bạn có thể hiểu hơn về bình đẳng giới. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Bình đẳng giới là gì?

Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Dựa vào điều luật trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản bình đẳng giới là sự đảm bảo mọi người đều được đối xử công bằng, có các cơ hội và quyền lợi tương đương, không phân biệt giới tính.

Ví dụ về bình đẳng giới

Luật lao động quy định nữ lao động được nghỉ 30 phút/ ngày (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ ngày trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Những quy định này đảm bảo cho phụ nữ có thêm thời gian vệ sinh và cho con bú

Luật lao động cũng quy định, trong tuyển dụng người nam và nữ có trình độ ngang nhau thì người nữ sẽ được ưu tiên tuyển dụng.

Tỷ lệ lao động nam chiếm phần trăm khá lớn so với lao động nữ và mức lương của lao động nữ chỉ bằng khoảng 80% của nam giới. Trong khi đó, thời gian phụ nữ dành cho lao động không công gấp đôi nam giới, cụ thể là việc nhà. Chính vì vậy, chính sách Nhà nước điều chỉnh sao cho phù hợp với sức lao động nữ và tiền lương tương đương.

Điều chỉnh tuổi lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Ông là vị tỷ phú đô la đầu tiên và hiện đang là người giàu nhất Việt Nam. Từ những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Kể từ năm 2009, ông Phạm Nhật Vượng đổi tên Tập đoàn Technocom thành tập đoàn Vingroup. Tính đến hiện tại, ông Vượng đã cho ra mắt nhiều thương hiệu và công ty trực thuộc tập đoàn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinfast, VinEco…

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và là nữ tỷ phú Đô la đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á (tính đến tháng 10/2021). Năm 2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức trở thành Giám đốc điều hành của Vietjet Air. Tính đến năm 2019, Vietjet đã đứng đầu thị trường hàng không Việt Nam và chiếm tới 41,2% thị phần. Ngoài nắm quyền điều hành tại Vietjet, bà Thảo còn là Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank, Chủ tịch HĐQT của SOVICO Holdings,…

vi-du-ve-binh-dang-gioi

Tham khảo thêm: Các Hình Thức Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Đầy Đủ Nhất

Ý nghĩa của bình đẳng giới

Quyền bình đẳng giới nhằm  xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới đồng thời tạo ra cơ hội và phát triển bình đẳng cho cả nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. Điều này nhằm tiến tới sự bình đẳng giới thực sự giữa nam và nữ đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình như sau:

1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, như sau:

  • Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
  • Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
  • Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

  • Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
  •  Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:

  • Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

  • Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
  •  Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

3. Bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

vi-du-ve-binh-dang-gioi-1

Tham khảo thêm: Ý nghĩa tên Minh Phương là gì? Phân tích tên Minh Phương chi tiết nhất

4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, như sau:

  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
  • Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

  • Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
  • Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

  • Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
  • Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:

  • Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.
  • Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.
  • Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.
  • Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân.

Với những thông tin về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, hôn nhân gia đình,…sẽ giúp các bạn lấy được ví dụ về bình đẳng giới rồi nhé.